X

Giảm chấn thang máy – phòng tuyến cuối trong hệ thống an toàn

Ngày nay, khi dân số của các thành phố lớn ngày càng tăng mạnh. Diện tích đất xây dựng nhà ở đang dần không đáp ứng đủ nhu cầu. Số lượng các căn nhà cao tầng mọc lên như “nấm sau mưa” tỉ lệ thuận với lượng dân số đổ về và độ phát triển kinh tế của thành phố. Song song với sự tăng mạnh của các tòa nhà cao tầng thì thị trường thang máy cũng sôi động hơn hẳn. Vậy thiết bị nào sẽ đảm trách nhiệm vụ giảm thiểu rủi ro khi thang máy vận hành?

Để đủ điều kiện được đưa ra vận hành và sử dụng, thang máy bắt buộc phải qua các khâu kiểm định chất lượng chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn. Sự cố thang máy xảy ra ngoài ý muốn tuy ít nhưng chúng ta không thể chủ quan mà coi nhẹ điều đó. Hơn ai hết, thang máy Việt Đông Hải hiểu và luôn chú trọng tới việc phát triển những dòng thang máy chất lượng hàng đầu với mức độ an toàn cao. Có một bộ phận an toàn trong thang máy hay bị xem nhẹ nhưng lại có vai trò khá quan trọng, đó chính là thiết bị giảm chấn thang máy được đặt trong hố PIT.

Việc xây dựng hố PIT đúng yêu cầu kỹ thuật về độ cao cũng như bề dày của hố hay công tác chống thấm, chống phân tầng khi xây dựng là yêu cầu bắt buộc. Bên cạnh đó, bên trong hố PIT sẽ được đặt 2 thiết bị giảm chấn thang máy là giảm chấn cabin và giảm chấn đối trọng. Tuy nhỏ nhưng đây lại là bộ phận cực kỳ cần thiết. Vai trò của giảm chấn trong thang máy cũng tương tự như phuột nhún trong xe để giảm xóc khi gặp đường gồ ghề. Thang máy cần giảm chấn như một thiết bị giúp giảm tối đa lực va đập khi thang máy gặp sự cố rơi tự do theo chiều hướng xuống. Giảm chấn chính là thiết bị bảo vệ an toàn cuối cùng giúp giảm độ xóc do va chạm. Việc cabin rơi xuống tiếp xúc với giảm chấn sẽ làm giảm áp lực và tác động trực tiếp đến thang máy.

Giảm chấn trên thị trường hiện nay có 3 loại phổ biến:

Giảm chấn thủy lực

Giảm chấn lò xo

Giảm chấn cao su

Giảm chấn của thang máy thông dụng trên thị trường hiên nay thường được làm từ lò xo hoặc cao su. Đây là những chất liệu có khả năng đàn hồi cực kỳ tốt. Khi cabin và đối trọng chuyển động hướng xuống vượt quá vị trí đặt công tắc hạn chế hành trình cuối cùng thì giảm chấn sẽ dừng và đỡ cabin. Để đảm bảo được mức độ an toàn thì giảm chấn phải có độ cao đủ lớn để khi cabine hay đối trọng tỳ lên thì nó sẽ có đủ khoảng trống cần thiết phía dưới sao cho gia tốc dừng cabin hoặc đối trọng không vượt quá giá trị cho phép được quy định trong tiêu chuẩn đồng thời có thể đảm bảo được một khoảng trống an toàn cho việc sửa chữa.

Thiết bị giảm chấn trong thang máy tuy ít được chú trọng quan tâm nhưng nó là biện pháp bảo vệ an toàn cuối cùng – một thiết bị không thể thiếu để làm nên sự trọn vẹn trong hệ thống an toàn.

Công trình liên quan