X

Giải pháp thiết kế và thi công phòng thang máy

Table of Contents

Phòng thang máy là một hạng mục có vai trò quan trọng trong quản lý và lưu trữ các máy móc, thiết bị điều khiển của hệ thống thang máy. Theo đó, việc thiết kế và thi công phòng đặt máy cần tuân thủ những quy định bắt buộc nhằm đảm bảo hiệu suất hoạt động của các thiết bị, đồng thời cung cấp không gian để kỹ thuật viên có thể thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa thang máy. Tuy nhiên, việc thiết kế và thi công phòng máy hiện nay chưa được chú trọng dẫn đến những rủi ro gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hệ thống thang máy.

Tầm quan trọng của việc thiết kế và thi công phòng máy

Với chức năng lưu trữ và quản lý các thiết bị, máy móc quan trọng của hệ thống thang máy, việc thiết kế và thi công phòng máy đúng tiêu chuẩn sẽ giúp tạo một không gian lưu trữ thiết bị an toàn, tránh các tác động của ngoại lực lên các thiết bị, máy móc. Bên cạnh đó, phòng máy còn là không gian làm việc của các kỹ thuật viên khi thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa. Phòng đặt máy được thiết kế đúng theo tiêu chuẩn không chỉ đảm bảo an toàn cho các kỹ thuật viên mà còn tạo cảm giác thoải mái và giúp họ hoạt động linh hoạt hơn trong quá trình thực hiện các thao tác kỹ thuật.

Hiện nay, tại các thành phố và đô thị lớn, không ít công trình gặp vấn đề giới hạn chiều cao xây dựng. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình thiết kế và thi công phòng máy, do hạng mục này bắt buộc phải được xây dựng trên tầng cao nhất của công trình. Vì vậy, chủ đầu tư cần lưu ý tránh vi phạm những quy định về chiều cao xây dựng công trình.

Thiết kế phòng máy

Khi thiết kế phòng máy, cần xác định kích thước phù hợp với loại thang máy được lắp đặt,sau đó tính toán và đưa ra thông số cụ thể. Ngoài ra, kích thước phòng máy còn phụ thuộc vào giới hạn chiều cao xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền. Chủ đầu tư cần lưu ý để tránh việc thiết kế sai với kích thước cho phép.

Thông thường, chiều cao thông dụng của phòng máy sẽ từ 1800mm. Ngoài ra, phòng máy phải có kích thước tương đương hoặc lớn hơn kích thước của giếng thang.

Thi công phòng máy

Quá trình thi công phòng máy cần thực hiện đúng theo các thông số kỹ thuật của bản vẽ thiết kế. Ngoài ra, cần sử dụng vật liệu chất lượng nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình hoạt động của thang máy. Phòng máy phải thông thoáng, có cầu thang cố định lên phòng thang máy và lắp đặt đầy đủ hệ thống chiếu sáng, khóa cửa cho phòng máy.

Đảm bảo thông số kỹ thuật của các hạng mục đúng theo tiêu chuẩn, đảm bảo đà kiềng đặt máy phải liên kết với cột và có kích thước 200mm * 300mm, chịu lực theo bản vẽ kỹ thuật. Xây tường bao phòng máy chừa khoảng trống cho đà kiềng là 125mm.

Bắt buộc lắp đặt móc chịu tải (móc treo pa lăng) trên trần phòng máy (móc chịu tải phải tương ứng với tải trọng của thang máy). Sau khi hoàn thành thi công, cần xác định khu vực lắp đặt hệ thống máy kéo, tủ điện phù hợp với từng loại thiết bị, máy móc.

Việc thi công phòng thang máy đúng tiêu chuẩn sẽ giúp bảo quản các thiết bị, máy móc của hệ thống thang máy tốt hơn, tránh các tác động của ngoại lực gây ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình hoạt động của thang máy. Ngoài ra, phòng máy còn giúp tăng độ bền cho các thiết bị và đảm bảo không gian an toàn cho nhân viên kỹ thuật khi thực hiện công tác bảo trì, sửa chữa thang máy.phong

Công trình liên quan

    Bắt đầu dự án của bạn ngay bây giờ

    Sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng là mục tiêu cốt lõi và là động lực phát triển của Viet Dong Hai Elevator.
    Thang máy Việt Đông Hải xin chào! Quý khách đang cần tìm hiểu dịch vụ nào bộ phận tư vấn bên em sẽ hỗ trợ mình ngay ạ! ;
    Gọi ngay
    Gọi ngay