Để có thể lắp đặt hệ thống thang máy gia đình với kích thước đạt chuẩn, phù hợp với nhu cầu sử dụng thì chủ đầu tư cần thực hiện thiết kế và xác định diện tích thang máy một cách chính xác nhất. Đây được xem là quá trình xác định các thông số và kích thước quan trọng trước khi bắt đầu thực hiện thi công thang máy.
Xác định diện tích thang máy là quá trình quan trọng không thể thiếu trước khi thực hiện công tác thi công thang máy gia đình. Nhằm có được sự chính xác về kích thước cũng như các thông số kỹ thuật liên quan, trong quá trình đo đạc xây dựng, chủ đầu tư cần chú ý đến các kích thước sau:
Đây là phần dưới cùng của hố thang máy có độ sâu tương đương với kích thước của hệ thống thang máy. Hiện nay, theo tiêu chuẩn độ sâu tối thiểu của hố Pit là 300mm, diện tích của hố pit được thiết kế dựa theo tốc độ và kích thước của hệ thống thang máy.
Là phần diện tích sau khi đã trừ kết cấu hố thang. Thông số này thường nhỏ hơn kích thước phủ bì từ 100mm đến 300mm (tùy thuộc vào dạng kết cấu xây dựng). Thông thường, để tiết kiệm diện tích nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn phương án lắp đặt thang máy gia đình kính cường lực với cột thép thay vì lắp đặt thang máy với cột bê tông.
Là tổng diện tích bao gồm các kết cấu và bao che hố thang máy như cột bê tông, cột thép và các vách tường của hố thang.
Là phần không gian được thiết kế cho phép hành khách đứng trong quá trình thang máy di chuyển. Phần diện tích này luôn có kích thước nhỏ hơn so với diện tích thông thủy của thang máy gia đình. Bên cạnh đó, diện tích của cabin cũng sẽ quyết định tải trọng, tốc độ và số lượng hành khách di chuyển trong mỗi hành trình của thang máy.
Hiện nay, diện tích thang máy gia đình đã được quy định theo tiêu chuẩn quốc gia yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy tại Việt Nam. Theo đó, mỗi hệ thống thang máy phải được thực hiện lắp đặt theo thông số tiêu chuẩn nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng.
Thông thường, để có thể xác định diện tích cho một hệ thống thang máy gia đình trước khi lắp đặt, chủ đầu tư cần xác định những vấn đề như: nhu cầu sử dụng, số lượng các thành viên trong gia đình, giới hạn chiều cao xây dựng của công trình, diện tích tổng thể của công trình. Sau khi xác định những vấn đề trên, chủ đầu tư có thể tham khảo những phương án xây dựng từ các đơn vị cung cấp thang máy để có thể lựa chọn một hệ thống thang máy có diện tích phù hợp.
Thang máy gia đình là loại thang máy thường có kích thước nhỏ gọn, phù hợp với quy mô hộ gia đình. Vì vậy, có thể tiết kiệm được tối đa diện tích xây dựng của công trình. Hiện nay, diện tích thang máy gia đình được thiết kế và tính toán dựa vào các thông số như: tải trọng, số lượng người sử dụng, khoảng mở cửa, diện tích hố thang, diện tích cabin…Dưới đây là gợi ý một số diện tích thang máy gia đình dựa trên những thông số tiêu chuẩn.
Số người sử dụng: 3 người/ lượt.
Tốc độ trung bình: 15m/s; 30m/s; 45m/s.
Khoảng mở cửa : 700mm (chiều ngang) * 2100mm (chiều cao).
Kích thước cabin: 750mm (chiều ngang) * 750mm (chiều sâu) * 2200mm (chiều cao).
Kích thước hố thang: 1350mm (chiều ngang) * 1100 (chiều sâu).
Số người sử dụng: 4 người/ lượt.
Tốc độ trung bình: 15m/s; 30m/s; 45m/s.
Khoảng mở cửa : 700mm (chiều ngang) * 2100mm (chiều cao).
Kích thước cabin: 750mm (chiều ngang) * 900mm (chiều sâu) * 2200mm (chiều cao).
Kích thước hố thang: 1350mm (chiều ngang) * 1250 (chiều sâu).
Số người sử dụng: 5 người/ lượt.
Tốc độ trung bình: 15m/s; 30m/s; 45m/s.
Khoảng mở cửa : 800mm (chiều ngang) * 2100mm (chiều cao).
Kích thước cabin: 900mm (chiều ngang) * 1000mm (chiều sâu) * 2200mm (chiều cao).
Kích thước hố thang: 1500mm (chiều ngang) * 1350 (chiều sâu).
Hiện nay, không khó để chúng ta có thể bắt gặp những hệ thống thang máy tải trọng 1000kg bên trong các công trình như chung cư, khách sạn, trung tâm thương mại…Với khả năng vận tải mạnh mẽ, dòng…
Trước khi lắp đặt một hệ thống thang máy gia đình, có rất nhiều vấn đề chủ đầu tư cần quan tâm. Một trong số đó là thiết kế và tính toán diện tích thang máy gia đình. Việc xác…
Thang máy là một trong những thiết bị quan trọng không thể thiếu trong các công trình tòa nhà văn phòng. Chúng giúp đáp ứng nhu cầu di chuyển của nhân viên trong tòa nhà và hỗ trợ việc di…
Quá trình thiết kế và lắp đặt thang máy cho những ngôi nhà cải tạo thường khá phức tạp và đòi hỏi sự tính toán cẩn thận đến từng chi tiết. Ngay từ bước thiết kế cầu thang máy, chủ đầu tư…
Sự phát triển của khoa học – công nghệ đã giúp thang máy ngày càng phổ biến trong các công trình nhà ở tại Việt Nam. Theo đó, các sản phẩm thang máy gia đình cũng trở nên hiện đại…
Bản vẽ kỹ thuật thang máy là một trong những công cụ giúp chủ đầu tư có thể tham khảo và xác định các thông số của hệ thống thang máy. Tuy nhiên, trong bản vẽ kỹ thuật của một…